Tin hot

Trên thế giới, có nhà nước nào bao cấp cho đại học không?

Từ những đặc trưng nói trên của dịch vụ giáo dục đại học, gần như tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều đặt ra bài toán “chia sẻ chi phí” (cost sharing) trong giáo dục đại học, nghĩa là chi phí đơn vị sẽ được chia sẻ như thế nào giữa Ngân sách Nhà nước; Phần người học phải chi trả và và phần đóng góp của cộng đồng.

Tuy nhiên, do truyền thống, do đặc điểm cũng như do cách lựa chọn chính sách của từng nước, sự chia sẻ lại khá khác nhau giữa các nước.

Trước hết ta thấy, mức tổng chi cho giáo dục đại học so với GDP cũng như tỷ lệ phần ngân sách Nhà nước trong tổng chi là khá khác nhau giữa các nước (xem Bảng 3). Nhưng nếu tính đến sự khác nhau về tỷ lệ SV trong độ tuổi (từ 13-60%) thì tỷ lệ Chi phí đơn vị/GDP-đn là chênh lệch nhau không lớn, trừ trường hợp của Mỹ. 

Mỹ là một trường hợp rất đặc biệt. Một là tổng chi cho giáo dục đại học ở đây rất lớn, chiếm đến 2.9% GDP. Hai là tỷ lệ phần ngân sách Nhà nước trong tổng chi lại ở mức trung bình, chỉ có 42.8%. 

Có được tỷ lệ này là do ở Mỹ có truyền thống cho tặng đối với giáo dục đại học. Hầu hết các đại học lớn ở Mỹ, đặc biệt là các đại học tư thục độc lập không vì lợi nhuận đều có nguồn vốn cho tặng rất lớn, gọi là Endowment.

Bảng 3: Chi phí cho giáo dục đại học so với GDP

Theo số liệu thống kê năm 2005, Endowment ở các ĐH Mỹ như sau: ĐH Harvard 25 tỷ USD, Yale 15 tỷ USD, Stanford 12 tỷ USD…, có khoảng 35 trường ĐH có Endowment tính trên đầu SV lớn hơn 100.000 USD. Cơ sở ĐH chỉ được phép dùng tiền sinh lời từ nguồn vốn này(7). 

Từ đó, cấu trúc “Chia sẻ chi phí” năm 2000 ở ĐH công lập và tư thục của Mỹ như sau: 

Hình 5: Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học ở Mỹ (2000)

Trong khi đó, mức tổng chi cho giáo dục đại học ở phần lớn các nước OECD chỉ khoảng 1,6-1,7% GDP và tỷ lệ phần ngân sách Nhà nước trong tổng chi bình quân lại lên đến 78.2%. 

Tỷ lệ này ở các Nhà nước Châu Âu phúc lợi còn cao hơn nữa, ví dụ như Pháp đạt đến 83.7%. Ở các nước này, giáo dục đại học gần như miễn phí đối với người học.

Nhưng xin lưu ý, ở các Nhà nước Châu Âu phúc lợi, phần tổng chi tiêu của Chính phủ chiếm đến trên dưới 50% của GDP (Thụy Điển 56.7%, Pháp 53.7%, Đức 47%, Cuba 59.7%.

Thực chất chi tiêu của Chính phủ chính là tiền thuế từ doanh nghiệp và dân chúng. Cũng chính vì vậy, khi nói về học phí ĐH, câu hỏi luôn đặt ra ở các nước này là: “Tăng thuế hay tăng học phí?” 

Bảng 4: Chi tiêu của Chính phủ so với GDP (2004)

Đây là vấn đề có tính truyền thống tốt đẹp của các Nhà nước Châu Âu phúc lợi nhưng đồng thời cũng là trở ngại ở các nước này trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Với các nước ở Châu Á tình hình lại hoàn toàn khác. Ở đây mức “chi tiêu của Chính phủ” so với GDP rất thấp (Năm 2004; Đài Loan 15.3%, Malaysia 26.5%, Việt Nam 26.7%, Hàn Quốc 28.1%.…) so với mức bình quân của thế giới 31%; rất khác với các “Nhà nước Châu Âu phúc lợi”. 

Vì vậy, người ta cho rằng, ở đây Nhà nước chỉ đủ sức ưu tiên cho giáo dục phổ cập và một số lĩnh vực ưu tiên về khoa học-kỹ thuật. Với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học, chủ yếu là gia đình và người học phải gánh chịu (“User-pays Principle”). 

Nhiều nhà kinh tế giáo dục của Mỹ cũng cho rằng: “Thiếu cơ sở triết lý và kinh tế để buộc phải cung cấp dịch vụ giáo dục đại học bằng ngân sách Nhà nước [John L. Yeager et all].

Đấy cũng chính là những ý tưởng chính của “mô hình Nhật Bản” (J-model). Với mô hình này phần ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đại học chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng ngân cách Nhà nước dành cho giáo dục và khoảng 25-36% của tổng chi cho giáo dục đại học. 

Mô hình này cũng đã lan tỏa sang Hàn Quốc, Đài Loan từ cuối những năm 1970 và sang Malaysia, Indonesia, Singapore từ cuối những năm 1980.

“Chia sẻ chi phí” cho giáo dục đại học Việt Nam

Tiếp theo là việc lấy đâu ra để có chi phí đơn vị là 1.200 USD (năm 2009) trong điều kiện của Việt Nam? Điều này liên quan đến bài toán “Chia sẻ chi phí” (Cost Sharing) trong tài chính cho giáo dục đại học như đã nói ở trên, nghĩa là tỷ lệ chia sẻ chi phí như thế nào giữa:

Phần ngân sách Nhà nước; Phần người học phải chi trả, và phần đóng góp của cộng đồng, kể cả đóng góp của chính cơ sở ĐH qua hoạt động khoa học và các hoạt động có thu khác.

Hình 7: Nguồn tài chính của giáo dục đại học Việt Nam (2002)

Theo ước tính gần đúng, tỷ lệ các phần này ở các ĐH công lập của Việt Nam trong một số năm gần đây là khoảng 55%, 42% và 3%, một cách tương ứng (Hình 7). 

Nếu giữ nguyên tỷ lệ này thì ngân sách Nhà nước cũng phải tăng lên trên 2 lần. Đây là một tính toán không thực tế, tỷ lệ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đã đạt đến con số 20% và giáo dục đại học cũng khó lòng dành ưu tiên ngân sách Nhà nước so với giáo dục phổ cập cũng như các lĩnh vực an sinh xã hội khác như y tế, giảm nghèo… Vì vậy, phải chăng cần vận dụng “mô hình Nhật Bản” (J – model)?

Khi đó, với thành phần thứ (1) – ngân sách Nhà nước, nếu Việt Nam có sinh viên ở ĐH tư thục chiếm 30 – 40% vào 2010 như dự kiến trước năm 2005 (tỷ lệ hiện tại vẫn dưới 15%!) và dồn thêm ngân sách Nhà nước cho 60 – 70% sinh viên ở các Đại học công lập, giảm tỷ lệ 55% nói trên xuống khoảng 25 – 35% như ở nhiều nước của Châu Á.

Kèm theo đó là việc nâng cao hiệu quả trong phân phối ngân sách Nhà nước cũng như  sử dụng tài chính ở các cơ sở ĐH vv…, thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học vẫn có thể giữ nguyên như con số hiện nay.

Với thành phần thứ ba – đóng góp của cộng đồng, một mặt Việt Nam hiện chưa có truyền thống cho tặng cho giáo dục đại học như ở Mỹ, Nhật vv…, mặt khác hoạt động khoa học và dịch vụ của các cơ sở ĐH cũng chưa có hiệu quả, nên hy vọng tăng quá cao tỷ lệ này cũng thiếu thực tế. 

Tuy vậy, vẫn nên đặt mục tiêu là khoảng 15%. 

Nghị Quyết 14 của Chính phủ năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn 2006 – 2010 cũng đã có yêu cầu “tăng tỷ lệ đóng góp của các cơ sở ĐH về hoạt động khoa học – công nghệ lên tối thiểu là 15% vào năm 2010 và 25% vào năm 2020 trong trong tổng thu” của nhà trường. 

Để có được con số này, có lẽ Nhà nước, bên cạnh chính sách miễn thuế cho tặng đối với giáo dục đại học, cần có chính sách xây dựng “vốn cho tặng” (Endowment) ở các cơ sở giáo dục đại học. 

Do vậy, tỷ lệ của thành phần (2) – đóng góp của SV và gia đình sinh viên sẽ vào khoảng 50 – 55%. Điều này có nghĩa, học phí ở ĐH công lập bình quân sẽ phải tăng lên hơn 3 lần so với hiện nay. 

Năm 2007, UNDP Việt Nam cũng đã có một nghiên cứu về an sinh xã hội, kết quả cho thấy: Có đến 35% ngân sách Nhà nước trợ cấp cho giáo dục đã chảy vào con em của lớp 20% dân cư giàu nhất, nhưng chỉ có 15% chảy vào con em của lớp 20% dân cư nghèo nhất (!).

Thực tế thế giới cho thấy, cấu trúc “chia sẻ chi phí” thường là khác nhau cho các loại trường khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp của Thái Lan, chi phí đơn vị cho ĐH công truyền thống(14) gấp đến 2 lần chi phí đơn vị ở ĐH công nghệ nhưng mức học phí lại chỉ xấp xỉ bằng nhau. 

Còn ở Mỹ tỷ lệ học phí trên chi phí đơn vị ở các lớp trường khác nhau cũng rất khác nhau (Bảng 4), biến thiên từ 20,1% cho đến 77,4%.

Lớp trường

Cost “E&G&K”

HP

Price/Cost (%)

Tất cả ĐH

Công lập

Tư thục

Lớp 1

Lớp 3

Lớp 6

Lớp 10

12.000

9.900

14.200

28.500

12.300

9.400

7.900

3.800

1.200

6.500

5.700

3.000

2.900

6.100

31,5

12,4

45,9

20,1

24,4

30,8

77,4

Bảng 4: Tỷ lệ học phí (“Giá bán”) trên CPĐV (“Giá thành”) 
ở các lớp trường ĐH khác nhau của Mỹ (1995)

Có thể cho rằng, bản chất của sự khác nhau này là tùy thuộc vào đặc trưng các “sản phẩm” của các trường ĐH đó về mức độ “tác động ngoại biên” cũng như mức độ công cộng. 

Ví dụ, một ĐH định hướng nghiên cứu mà sản phẩm của nó chủ yếu là kiến thức khoa học cơ bản như toán học chẳng hạn (là hàng hóa công cộng như ở Hình 3 bài trước) thì tỷ trọng học phí trong chi phí đơn vị cần phải rất thấp (15). Thế giới gọi đây là “Chính sách học phí biến đổi”.

Hãy chia sẻ ngay thông tin này với bạn bè
Bình luận